Như các bạn đã biết, kể từ dòng iPhone 12 Serie đánh dấu bước đầu cho việc cắt giảm phụ kiện của Apple, với lý do là để bảo vệ môi trường.
Vậy lý do thực sự của hành động này là gì? Liệu nó có thật sự hiệu quả với mục đích bảo vệ môi trường của Apple không? Mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé !
#1. APPLE bỏ sạc kể từ phiên bản iPhone 12 serie
Trong một hộp của iPhone 12 Serie, ta có gì?
- Máy, đương nhiên rồi ᵔᴥᵔ
- Một cáp USB Type C to Lightning
- Một que chọc sim cùng vài cái Card và Decal.
Vậy thời iPhone 6 serie về trước, ta có gì?
- Máy
- Một cáp USB Type A to Lightning
- Một que chọc Sim
- Một sách HDSD
- Một dock sạc (củ sạc) USB Type A
- Một tai nghe Earpod
=> Có thể thấy, chúng ta (những người sử dụng chân chính) đã mất đi 3 thứ trong một hộp là dock sạc, sách HDSD và tai nghe. Thậm chí Adapter 3.5mm to Lightning cũng đã bị cắt giảm.
Vậy lý do chính ở đây là gì?
Từ hồi iPhone 4 và iPhone 5 serie, dây sạc đã có lớp vỏ cực kỳ mỏng manh. Kích thước dock sạc (củ sạc) cũng rất nhỏ so với hãng khác, và độ bền cũng không quá cao.
Để lý giải cho điều này thì Apple giải thích rằng để bảo vệ môi trường !
Cho tới dòng iPhone 7 Serie thì Apple tiếp tục lược bỏ đi tai nghe Earpods và chỉ cho thêm Adapter 3.5mm to Lightning. Bên cạnh lý do là để thúc đẩy iPod và chuẩn âm thanh không dây tương lai thì Apple cũng chia sẻ là để bảo vệ môi trường.
Cho tới năm nay, sự bảo vệ môi trường mà họ nói đến đã lên một tầm cao mói, họ: cắt giảm đi một nửa số phụ kiện so với các thế hệ trước..
Đương nhiên, điều này là hợp lý. Nó sẽ làm giảm được lượng rác thải nhựa ra môi trường và giảm nhu cầu sử dụng giấy trong sản xuất của Apple, giúp bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, hộp của iPhone 12 Serie rất nhỏ, đó là hệ quả của việc cắt giảm phụ kiện, đồng thời nó cũng đem tới tác dụng to lớn khác cho Apple: đó là máy sẽ được dễ dàng vận chuyển hơn, tiết kiệm cho Apple một số tiền khổng lồ.
Số lượng máy trong mỗi chuyến hàng sẽ tăng lên đáng kể, tiết kiệm tiền vận chuyển và lượng CO2 thải ra môi trường trong quá trình vận hành của phương tiện vận chuyển: như máy bay, xe tải, tàu thủy,…. Rất ý nghĩa, phải không?
Đọc thêm:
#2. “Tác dụng phụ” của hành động này là gì?
Từ đời iPhone cũ hơn, rất nhiều phụ kiện, chủ yếu là củ sạc và cáp sạc bên thứ 3 sản xuất cho Apple được tiêu thụ, đơn giản là vì phụ kiện của họ không đủ bền.
Có nghĩa là phụ kiện của các bên thứ 3 được coi như là một loại rác thải công nghệ sau một thời gian ngắn sử dụng. Vì không phải hãng sản xuất nào cũng đạt tiêu chuẩn, có những dây cáp dùng được 1 tháng là hỏng rồi ◔◡◔
Ngoài ra thì theo mình thấy, cáp sạc và củ sạc của Apple cũng không thực sự đủ bền, chính vì thế mà nhu cầu mua phụ kiện của các hãng thứ 3 mới nhiều như vậy.
Đến nay, dòng iPhone 12 Serie tiếp tục cắt giảm thêm rất nhiều thứ khác nữa, và vấn đề về độ bền không còn quá đáng để bận tâm nữa, nhưng:
iPhone 12 Serie hỗ trợ công nghệ sạc nhanh mới, chưa từng có ở các đời iPhone trước. Cũng có nghĩa là nếu người dùng muốn sử dụng công nghệ mới này, họ sẽ phải mua riêng sạc từ Apple. Sau đó, họ cũng sẽ quăng củ sạc cũ đi. +1 rác công nghệ !
Cáp sạc mà họ cung cấp trong hộp iPhone 12 serie là Type-C to Lightning, thay vì chuẩn Type A to Lightning như toàn bộ các đời iPhone về trước. Theo Apple thì lý do đổi cáp là: họ muốn thay đổi chuẩn kết nối trong hệ sinh thái của họ thành Type-C.
Nhưng chuẩn cáp mới này có một số vấn đề là: Củ sạc của các dòng iPhone cũ đang sử dụng chuẩn USB Type A. Có nghĩa là dây mới sẽ thừa, còn nếu mua củ sạc mới thì dây cũ sẽ thừa, và thừa cả củ sạc cũ luôn.
Luôn sẽ có một thứ gì đó thừa ra, trừ việc dùng củ sạc cũ và dây cũ. Còn dùng dây cáp mới cho các kết nối không phải là sạc, ví dụ cụ thể hơn là kết nối iPhone với máy tính. +1 rác công nghệ !
Do sự khác nhau về chính sách của thị trường các nước, Apple đã và đang phải cung cấp thêm một số phụ kiện cho người mua, và kèm theo một cái hộp to như hộp máy để đựng chúng. +1 rác công nghệ
Việc giao hàng chính hãng tới các thị trường thì đúng là có tiết kiệm hơn thật, nhưng khâu sau đó là khâu vận chuyển tới các đơn vị bán, tức là các cửa hàng/ đại lý.
Mỗi cửa hàng sẽ cần một số lượng máy khác nhau, và cũng không là gì so với số máy nhập về cho một thị trường. Tức là trên thực tế, lợi ích về vận chuyển mà mình nhắc tới ở trên sẽ không thật sự rõ ràng. -1 tiện lợi.
Rõ ràng lý do của họ là hợp lý, nhưng hiệu quả chúng ta có thể thấy là không nhiều. Thậm chí họ còn đang tận dụng việc bỏ đi củ sạc trong hộp và bán ở ngoài để có thể vừa đẩy giá sản phẩm lên, lại vừa có thể kiếm thêm từ việc bán các củ sạc đó với giá 1 triệu VNĐ ◔◡◔
Nếu APPLE thật sự muốn bảo vệ môi trường, cái họ làm sẽ phải là dịch vụ thu hồi và xử lý các sản phẩm hay phụ kiện cũ, chứ không phải bắt ép người dùng cắt giảm trải nghiệm trên sản phẩm của mình như vậy.
Trên đây là những ý kiến cá nhân của mình về chiến lược bảo vệ môi trường của Apple. Bạn có hài lòng với cách làm của APPLE không? Hãy để lại comment của bạn ở phía bên dưới bài viết này nhé !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
0 Comments:
Đăng nhận xét