Mục Lục Nội Dung
Ngày nay, các tựa game với đồ họa đẹp mắt, chất lượng AAA đang ngày càng phổ biến, có những tựa game mà nhà phát hành tối ưu tốt thì không cần đến phần cứng quá cao, nhưng cũng có không ít những tựa game cần đến những phần cứng thực sự đủ mạnh thì mới đáp ứng được.
Và một trong số thành phần phần cứng mà mình đang muốn tới đó chính là card đồ họa, mà một thông số quan trọng ảnh hưởng tới sức mạnh của card đồ họa đó chính là Vram.
Vậy bạn đã bao giờ tự đặt ra câu hỏi là ở thời điểm hiện tại, Vram ở mức bao nhiêu là đủ với bạn chưa?
Vâng, đây thực sự là nỗi trăn trở và cũng là bài toán cho những bạn đang có tài chính hạn chế, họ phải đắn đo, cân nhắc xem nên chọn Vram bao nhiêu là đẹp, là phù hợp với túi tiền …
Okay, nếu như bạn đang thắc mắc những câu hỏi đại loại như trên thì hãy cùng mình đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé. Let’s goo..
#1. Vram là gì ?
Mặc dù CTV Nguyễn Thanh Tùng đã chia sẻ với các bạn kiến thức về VRAM trước đó rồi, nhưng mình vẫn sẽ giải thích lại ở đây để bài viết được liền mạch hơn nhé.
Hiểu đơn giản thì Vram là nơi mà dữ liệu được nạp vào và chờ cho GPU xử lý. Nói theo một cách khác thì nó sẽ lưu trữ các dữ liệu mà card đồ họa đang phải xử lý => sau đó đẩy dần vào cho GPU xử lý.
VRAM hoạt động cũng tương tự như RAM máy tính vậy, nếu bạn hiểu về RAM máy tính rồi thì VRAM cũng hoạt động như vậy đó các bạn.
Vậy tại sao lại cần đến Vram? chả phải đã có Ram máy tính bên ngoài rồi sao?
Thì câu trả lời thực tế là: Ram bên ngoài không đủ dung lượng, băng thông, cũng như tốc độ truy cập khi cần xử lý các tác vụ hình ảnh như chơi Game hay làm đồ họa.
Vì Ram bên ngoài còn phải chia sẻ cho hệ thống và bị hạn chế bởi băng thông khi không nằm trên bo mạch của Card.
Còn Vram thì khác, nhờ có tốc độ cao, lại nằm trực tiếp (hàn chết) trên bo mạch card và có dung lượng riêng, thậm chí còn lớn hơn cả dung lượng của Ram bên ngoài ( trong một vài trường hợp ) nên việc truy suất dữ liệu, cũng như khả năng xử lý hình ảnh sẽ nhanh hơn.
#2. Vậy tóm lại, bao nhiêu Vram là đủ?
Vâng, để làm rõ vấn đề này thì chúng ta phải biết rõ nhu cầu sử dụng hàng ngày của mình là như thế nào cái đã. Ở đây mình sẻ chia ra làm 3 loại như cầu của người dùng từ cơ bản, phổ thông cho đến nâng cao nhé.
Nhưng trước hết, mình cũng cần phải nói rõ là sự phân loại bên dưới chỉ mang tính chất tham khảo, bởi nhu cầu sử dụng và sở thích của mỗi cá nhân là khác nhau, nên nó không mang tính áp đặt nhé….. Ok chưa nào !
Ở mức độ cơ bản:
Ở nhóm người dùng này, nhu cầu của họ chỉ là sử dụng card để xem các nội dung Full HD, cũng như là chơi vài tựa Game nhẹ nhàng, ví dụ như các tựa game Esport hay các tựa game mini đơn giản. Họ hoàn toàn không có nhu cầu xử lý tác vụ đồ họa 3D nặng trên máy.
Hiện nay, các card đồ họa – kể cả là loại cũ cách đây 4 hay 5 năm, thậm chí là GPU tích hợp (card onboard) trong CPU đều đủ khả năng xuất video Full HD trên máy tính khá là mượt mà.
Và dung lượng Vram của chúng thường chỉ từ 2GB trở xuống. Đây cũng là mức Vram của các dòng card đồ họa được ưa chuộng cho những người có kinh tế eo hẹp, ví dụ như GT 730, GT 740 , 750… .
=> Tóm lại, ở mức dùng cơ bản này thì chỉ cần 2GB Vram là đủ dùng với nhu cầu kể trên rồi !
Ở mức phổ thông:
Đây được xem là nhóm người đông đảo nhất, chiếm đa số và là phân khúc sôi động nhất của card đồ họa. Phân khúc này có card đồ họa với Vram từ 3GB, 4GB hoặc 6GB là nhiều.
Những người dùng ở nhóm này mong muốn có được trải nghiệm các nội dung có chất lượng 2K, thậm chí là 4K (video). Còn về phần chơi game thì họ không chỉ dừng lại ở mức các tựa game Esport, mà là những tựa game AAA với đồ họa đẹp mắt, bóng bẩy…
Hơn nữa, ngoài yêu cầu chơi game ra thì một số người còn có nhu cầu xử lý các tác vụ 3D, thậm chí là render trên card đồ họa.
Về cơ bản thì họ là những người có công việc liên quan đến xử lý 3D, dựng video nhưng không cần quá cao cấp nên tùy vào nhu cầu họ sẽ chọn 3 , 4 hay 6GB Vram là đủ.
Ở mức cao cấp
Đây là nhóm “đại gia” :), họ là dân chơi game Hardcore yêu cầu rất cao về mặt đồ họa cũng như độ mượt mà khi chơi game.
Họ cũng là nhóm yêu cầu cao về công việc liên quan đến 3D và dựng video chất lượng cao. Hiện nay, theo mình biết các card đồ họa với Vram được lựa chọn trong phân khúc này là 8GB, 12 và thậm chí 24GB Vram.
Với dung lượng VRAM lớn như vậy thì khi chơi game, không chỉ là Full HD, 2K, 4K mà thậm chí lên đến 8K đều có thể đám ứng được với các nhóm Vram nêu trên.
Kể cả khi render, dù là 3D hay video thì nhờ dung lượng Vram lớn, các dữ liệu vẫn được nạp vào đều đặn mà không bị nghẽn do đầy Vram.
#3. Lời Kết
Vâng, trên đây là những mức Vram mà theo mình nghĩ là phù hợp với tùng nhóm người dùng mà các bạn có thể tham khảo và chọn lựa khi mua card đồ họa…
Và như mình đã nói ở trên, bài viết này mang tính tham khảo nhiều hơn là khuôn mẫu để bạn lựa chọn card. Cái quan trọng nhất vẫn là việc hiểu rõ nhu cầu sử dụng, sở thích, cũng như là túi tiền của bạn.
Chúc các bạn sớm sắm được cho mình một em card đồ họa phù hợp, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo của mình nhé 🙂
CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
0 Comments:
Đăng nhận xét