Mục Lục Nội Dung
Đối với những anh em làm về phần mềm chắc có lẽ không còn xa lạ gì với hai khái niệm đó là công ty “Product” và công ty “Outsourcing” nữa rồi đúng không.
Có thể nói thì đây là hai hướng đi có nhiều điểm đối lập nhau, mà nhiều anh em trong ngành vẫn thường “tranh cãi” rất nảy lửa.
Công ty Product là công ty làm sản phẩm và sống dựa vào việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến sản phẩm đó. Còn ngược lại, công ty Outsource là công ty làm phần mềm thuê cho người khác/ đơn vị khác…
Và ở trong bài viết này, mình sẽ đưa ra một vài lý do để anh em làm lập trình cân nhắc việc chọn lựa một công ty Product để làm việc thay vì công ty Outsource.
#1. Được sáng tạo nhiều hơn
Có thể nói, sáng tạo chính là linh hồn và cũng là tôn chỉ của các công ty làm produdct. Đơn giản vì nếu sản phẩm bạn làm ra không có gì mới mẻ, không có gì sáng tạo thì sẽ chẳng có ma nào dùng cả.
Quay trở lại với các công ty outsource, chúng ta đều biết rằng công việc chủ yếu mà họ nhận là các dự án của khách hàng, tìm hiểu nghiệp vụ rồi gia công theo yêu cầu của họ.
Từ Developer cho đến Designer hầu như không được làm theo sự sáng tạo của mình. Đôi khi biết rõ chỗ này nên làm như thế này mới tốt, nhưng vì khách hàng họ không thích, họ yêu cầu khác nên buộc phải làm theo ý của họ.
Nhất là các công ty outsource cho Nhật thì điều này càng đúng hơn, họ yêu cầu mức độ chính xác cao và rất chuyên nghiệp. Đôi khi bạn “không được phép” sáng tạo khi chưa được sự cho phép của họ. Khổ thế đấy 🙂
Ngược lại, các công ty product lại rất khuyến khích nhân viên của mình tự do sáng tạo, đóng góp ý kiến, xây dựng sản phẩm theo hướng tích cực.
Nguyên nhân đơn giản là càng có nhiều sự đóng góp thì sản phẩm sẽ càng được hoàn thiện hơn. Hai nữa là, khi được làm việc theo sự sáng tạo thì đội ngũ phát triển họ thường làm rất tốt và làm bằng tất cả năng lực mà họ có => mục đích là để chứng minh rằng ý tưởng của họ là đúng.
#2. Có trách nhiệm hơn với những gì mình làm
Chắc hẳn anh em nào làm outsouce cũng hiểu rõ một điều là, cái mà anh em đang làm – là làm cho thằng khác.
Nếu là một người có trách nhiệm không cao, chỉ quan tâm tới lương cuối tháng thì mình cá là nhiều anh em làm outsource thường rất cẩu thả trong công việc, làm cho xong, khách hàng mà có phàn nàn thì sửa lại sau.. Đấy, toàn thế thôi !
Mà với cái tâm lý đó, dù anh em làm ở công ty nào thì nó cũng đang dần giết chết sự sáng tạo anh em mà thôi !
Ngược lại, khi làm việc ở các công ty product thường anh em sẽ phải chịu trách nhiệm cho sản phẩm mà mình làm ra.
Nó giống như đứa con tình thần mà anh em bắt buộc phải có trách nhiệm xây dựng và phát triển nó một cách tốt nhất có thể.
Không những vậy, nếu anh em là người trực tiếp lập trình và thiết kế cho sản phẩm đó thì mình tin chắc là anh em còn phải nghĩ ra từng chức năng mình đang làm, để xem liệu nó có tiện cho người dùng hay không, có thực sự cần thiết hay không, có cần bổ sung thêm gì không..?
Tất cả những điều đó buộc các anh em làm product phải có trách nhiệm thực sự. Không chỉ là với sản phẩm họ đang làm, mà là với cả người dùng sẽ sử dụng sản phẩm đó nữa.
#3. Làm nhiều sẽ học hỏi được nhiều hơn
Lại so sánh một chút với các công ty outsource, thì anh em biết đấy, khi làm outsource hầu như anh em sẽ không được làm nhiều. Chủ yếu tập trung vào 1-2 modul của sản phẩm mà thôi.
Điều đó có thể khiến anh em có chuyên môn rất cao trong modul đó, nhưng khi phải làm việc với các modul khác thì anh em lại lơ ngơ như lính mới vậy.
Ngược lại, nếu làm ở các công ty product (đặc biệt là những công ty mới thành lập (start-up)) thì đảm bảo anh em sẽ được làm từ A đến Á luôn.
Đọc đến đây nhiều người sẽ phản biện lại là, thà chuyên sâu một cái, còn hơn là cái gì cũng biết mà thực ra chẳng biết mẹ gì?
Đúng là như vậy ! Nhưng hãy nhìn xa hơn một chút, kiến thức công nghệ đang thay đổi hàng ngày. Nếu anh em cứ khư khư một công nghệ, chuyên sâu một cái mà không để ý đến những công nghệ khác thì sớm muộn cũng bị tụt lại phía sau mà thôi.
Làm sản phẩm thì anh em được làm, được học, được sai và trong quá trình làm sản phẩm anh em có thể nắm rõ quy trình và làm nhiều modul của sản phẩm => từ đó hình thành tư duy sản phẩm tốt hơn.
#4. Rèn luyện tư duy về làm sản phẩm
Như mình đã đề cập bên trên, việc làm ở công ty sản phẩm sẽ giúp anh em rèn tư duy làm sản phẩm tốt hơn.
Vậy thế nào là tư duy làm sản phẩm? Thực ra thì cũng chẳng có gì khó hiểu cả, rất đơn giản đó là: “tự mình làm và có trách nhiệm với cái mình làm”. Thế thôi !
Đôi khi tư duy làm sản phẩm nó giống như tư duy làm chủ, nghĩa là bạn phải làm chủ cái bạn đang làm, cái bạn đang phát triển.
Người có tư duy sản phẩm là người luôn muốn phát triển các sản phẩm của riêng mình, tự làm nó và đem nó đi bán để đem về lợi nhuận.
Nói chung, làm việc tại một công ty làm sản phẩm bạn sẽ học được tư duy làm sản phẩm từ những người khác. Biết đâu chính tư duy đó sau này sẽ thôi thúc bạn tự phát triển một sản phẩm của riêng bạn thì sao.
#5. Cơ hội lương cao
Đến đây chắc nhiều anh em lại bảo: làm sản phẩm thì lương lấy đâu ra mà cao. Thậm chí làm ở mấy công ty start-up còn không đủ tiền ăn nữa là…
Điều này thì mình cũng không phủ nhận hoàn toàn, vì làm ở các công ty outsource thường sẽ có mức thu nhập khá là ổn định, thậm chí còn nhỉnh hơn các công ty sản phẩm trong những năm đầu.
Nhưng đó chính là cái giá của sự đánh đổi khi bạn xác định đi theo một công ty làm sản phẩm. Lúc đầu có thể lương chẳng đủ ăn, nhưng hãy kiên trì, nếu sản phẩm mà bạn làm ra được người dùng đón nhận thì lúc đó tiền chẳng còn là vấn đề nữa.
Chính vì vậy mình chỉ có thể nói đó là cơ hội mà thôi, làm sản phẩm đôi khi nó mạo hiểm nhưng mọi thứ đều có cái giá của nó. Việc của bạn là cố gắng hết mình thôi !
#6. Lời kết
Thực ra, việc lựa chọn một công ty làm sản phẩm (Product) hay một công ty outsouce còn phụ thuộc vào tính cách của mỗi người nữa.
Có người thích sự ổn định, ngày làm tám tiếng lương 10 triệu. Có người lại thích mạo hiểm, ham học hỏi, dám đánh đổi để lao đầu vào một công ty start-up non trẻ. Vất vả nhưng cơ hội thăng tiến cao, cơ hội giữa kiếm tiền nhiều và ăn mỳ gói qua ngày là như nhau 🙂
Mọi việc đều có cái giá của nó, nếu bạn biết tính toán thì bạn sẽ lời, còn không thì sẽ lỗ thôi. Xin chào và hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo nha !
Đọc thêm:
CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
0 Comments:
Đăng nhận xét