Mục Lục Nội Dung
Nếu bạn nào đã từng tự sắm cho mình một chiếc Laptop (kể cả là các dòng Laptop Gaming) thì cũng đều trải qua cảm giác hơi bị hụt hẫng khi nhận thấy, hiệu năng mà nó mang lại vẫn thua kém xa một chiếc PC cùng cấu hình, mặc dù giá thành thậm chí là đắt hơn rất nhiều.
Vậy tại sao lại như vậy? Tại sao cùng một cấu hình, hoặc thập chí là có cấu hình cao hơn nhưng Laptop lại luôn yếu hơn máy PC?
Vâng, thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem nguyên nhân là tại sao, lý do là gì? và hơn nữa là tìm hiểu xem liệu tương lai điều này có thay đổi được hay không nhé !
#1. Nguồn điện
Như các bạn cũng đã biết, nguồn điện cấp cho Laptop là từ Pin và nguồn sạc trực tiếp thông qua Adapter.
Laptop chỉ sử dụng một nguồn điện duy nhất và khi vào trong mainboard, mạch của chúng mới chia ra để đi tới các linh kiện khác có trong máy tính.
Điều này khác hẳn với PC, nguồn điện được lấy từ bộ nguồn, sau đó được chia ra nhiều cổng khác nhau với nhiều dây khác nhau, mỗi dây thì lại có những cường độ dòng điện khác nhau.
Chính điều này đã làm cho Laptop không phát huy được tối đa hiệu năng của phần cứng, nhất là khi nó chạy bằng Pin thay vì dùng nguồn điện trực tiếp từ adapter.
Vì nguồn điện từ Pin cấp vào máy chỉ có một cường độ dòng điện nhất định do nhà sản xuất Pin đặt ra, dù hệ thống có làm việc nặng đi chăng nữa thì viên Pin cũng chỉ cấp bấy nhiêu điện với một cường độ duy nhất mà thôi.
Điều này khiến cho các linh kiện bên trong máy tính không nhận đủ điện để phát huy hết công suất, cũng như sức mạnh của nó.
Sở dĩ có tình trạng này là để đảm bảo cho việc xả pin được diễn ra an toàn và không gây nóng máy (nóng Pin) => dẫn tới cháy nổ. Bởi về cở bản thì viên Pin chỉ là nơi lưu trữ điện, mạch nguồn trên pin không đủ khả năng để làm việc với công suất lớn.
Nếu bạn cắm sạc vào Laptop để xài trực tiếp thì mọi thứ sẽ khả quan hơn, bởi sạc có các linh kiện ngoài và có kích thước vật lý, cũng như là cấu tạo bền bỉ hơn so với Pin.
Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ, bởi sạc Laptop vẫn bị giới hạn khá nhiều ở kích thước, độ nặng và khả năng tản nhiệt. Vậy nên các linh kiện và cấu tạo bên trong cũng bị hạn chế công suất hơn.
#2. Nhiệt độ
Nhiệt độ được xem là kẻ thù chung của mọi thiết bị điện tử hiệu năng cao, mọi thiết bị linh kiện điện tử khi hoạt động ở công suất cao đều phát ra nhiệt (đây là một điều bất biến, gần như không có bất kì một ngoại lệ nào sất).
Như các bạn cũng biết rồi đấy, khi CPU (chíp) hay GPU (bộ xử lý đồ họa) bị nóng thì hệ thống sẽ tự động hạ xung nhịp để giảm nhiệt độ, tránh việc hỏng thiết bị.
Và để giải nhiệt cho các linh kiện bên trong Laptop thì cách thông thường và cũng là cách khá hiệu quả hiện nay đó là sử dụng tản nhiệt khí, tức là dẫn nhiệt qua thiết bị dẫn (như đồng, nhôm, buồng khí) => sau đó đưa tới khu vực quạt để làm mát.
Và tất nhiên rồi, yếu tố quan trọng nhất để việc tản nhiệt được hiệu quả hơn đó chính là diện tích tản nhiệt, khu tản nhiệt càng rộng rãi thì càng thoáng mát.
Mà rõ ràng rồi, Laptop thì lại không làm được chuyện này, bạn không thể đặt nguyên một bộ tản nhiệt giống như PC vào trong Laptop được.
Nên hiện nay, tản nhiệt trên Laptop chỉ là một dải đồng, nhôm hay là một buồng khí nhỏ bên trong Laptop mà thôi, điều này rõ ràng là không đủ.
#3. Vì nó là Laptop
Vâng ! đúng là như vậy. Laptop được sinh ra là để dành cho sự tiện dụng, linh hoạt, dễ dàng di chuyển, hay chỉ đơn giản là nhỏ gọn – không cồng kềnh.
Điều này là một ưu điểm lớn nhưng cũng chính là khuyết điểm khiến cho Laptop phải rất lâu nữa mới tiệm cận được sức mạnh của PC ở cùng một mức cấu hình.
Không phải là nhà sản xuất không thể làm ra những bộ nguồn công suất lớn cho Laptop, và cũng không phải là họ không thể làm ra một hệ thống tản nhiệt tốt cho Laptop, mà chỉ đơn giản là khi làm ra rồi, nó sẽ không còn là Laptop nữa.
#4. Tương lai nào cho Laptop?
Đúng là còn rất lâu nữa để nghĩ tới chuyện Laptop cùng cấu hình sẽ có sức mạnh tiệm cận với máy tính PC, nhưng khoảng cách này có thể được thu hẹp dần với sự phát triển của kiến trúc chip ARM.
Hiện hữu rõ ràng nhất đó chính là con chíp Apple M1, một con CHIP có thể nói là mang tính cách mạng trong việc phát triển CPU cho các thiết bị di động, trong đó có Laptop.
Có thể nói là sức mạnh, cũng như khả năng của chip Apple M1 là không thể phủ nhận. Kể từ khi Apple cho ra ra mắt Apple M1 thì các ông lớn công nghệ liền nối gót nghiên cứu CPU ARM, đây cũng là một tín hiệu rất đáng mừng cho ngành công nghệ nói chung.
Công nghệ là một thứ khó dự đoán nhất, chỉ cần một phát minh có tính cách mạng thôi là sẽ có một cuộc nhảy vọt, có giá trị cả chục năm phát triển. Vậy nên chúng ta cùng hi vọng một ngày nào đó, Laptop sẽ có sức mạnh tiệm cận với PC cùng cấu hình.
#5. Lời Kết
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn tới việc Laptop thường có hiệu năng kém hơn PC, mặc dù chúng có cùng mức cấu hình.
Bài viết dựa trên những nghiên cứu cá nhân và có tham khảo từ nhiều nguồn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các bạn bổ sung thêm thông tin nếu như bạn biết nhiều hơn những nguyên nhân bên trên nhé 🙂 Thank you !
Đọc thêm:
CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !
Xem Them Chi Tiet
Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich
Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet
Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep
Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
0 Comments:
Đăng nhận xét